Bạn đã biết cách thiết kế một hồ cá Koi đạt chuẩn?

HƯỚNG DẪN CÁCH THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI ĐẠT CHUẨN:

  1. 5 Tiêu chí chất lượng của việc thiết kế hồ cá koi đạt chuẩn.
  2. Thực trạng các hồ cá koi hiện nay.
  3. Nguyên nhân các hồ cá Koi bị đục nước và có nhiều tảo.
  4. Nguyên nhân cá koi bị bệnh và chết.
  5. Nguyên nhân cá koi chậm lớn, mất màu và body xấu.
  6. Một giải pháp cho mọi vấn đề trên là thiết kế và xây dựng hệ lọc đạt chuẩn.
  7. Cấu tạo của hệ lọc hồ koi đạt chuẩn.
  8. Cơ chế hoạt động của hệ lọc nước hồ koi đạt chuẩn.
  9. Tác dụng của hệ lọc nước hồ cá koi đạt chuẩn.

5 TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG CỦA HỒ CÁ KOI ĐẠT CHUẨN.

Mực nước nuôi koi tốt nhất: Thiết kế hồ cá koi trong nhà mực nước tối thiểu là 40 cm. Ngoài trời tối thiểu là 60 cm. Chất lượng nước phải trong, không tảo, không bệnh dịch và độ PH từ 7 đến 7.5 là lý tưởng. Ngoài ra nước luôn tuần hoàn giúp cá vận động để tăng trưởng tốt hơn.

Kích thước hồ koi: Kích thước thì tuỳ bạn, nhưng hình dáng hồ phải đảm bảo hai tiêu chí:

Thứ nhất: thiết kế hồ cá koi theo phong thuỷ

Thứ hai: Phù hợp cảnh quan tổng thể khu vườn nhà bạn.

Vị trí đặt hồ koi: Vị trí đặt hồ koi cũng cần lưu ý đảm bảo các yếu tố sau

Phù hợp công năng, phù hợp cảnh quan và đảm bảo chuẩn phong thuỷ.

Tả thanh long – hữu bạch hổ => Hồ đặt ở bên trái cửa nhìn ra.

Minh đường tụ thuỷ => Hồ phải làm dương về phía trước nhà.

Kết cấu khi thiết kế hồ cá koi: Có thể là hồ bê tông (hồ xây) hoặc hồ trải bạt theo phong cách tự nhiên.

Cá koi: Có rất nhiều loại cá koi nhưng bạn có thể nuôi cá koi Nhật hay koi Việt… tuỳ theo nhu cầu. Tuy nhiên cá phải có body đẹp, mình hình thoi giống máy bay boing. Màu sắc cá sắc nét, các mảng màu rõ ràng, số lượng và màu sắc cũng cần hợp sở thích, hợp tuổi và mệnh của bạn. Mật độ cá từ 4-6 con/1m3. Và điểm quan trọng nhất cá phải luôn khoẻ mạnh sẽ đem lại điều may mắn cho gia chủ.

Để phòng bệnh cho cá, bạn nên mua cá cùng một lần và cùng một nguồn để dễ quản lý bệnh dịch. Nếu bạn mua cá nhiều nơi rất có thể những chú cá mua ở nơi không an toàn đã mang bệnh dịch về cho những chú cá khoẻ mạnh. Trong trường hợp cần phải mua bổ sung thì khi mua về bạn nên cách ly những chú cá koi mới mua một thời gian để theo dõi, khi đã chắc chắn chúng khoẻ mạnh hãy thả chung với đàn cá koi của bạn.

THỰC TRẠNG HỒ CÁ KOI HIỆN NAY

Hồ cá koi luôn là điểm nhấn nổi bật nhất trong mỗi khu vườn và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp đối với gia chủ. Khi định hình về mong muốn kiến tạo cho mình một hồ koi bạn chắc chắn đã gửi gắm vào đó rất nhiều kỳ vọng và niềm tự hào. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phải thất vọng vì hồ nuôi cá của mình bị đục, cá thường xuyên bị bệnh và chết, thậm chí là nước bốc mùi hôi thối gây cảm giác khó chịu.

Trong các trường hợp đó, phần lớn chủ nhà sẽ không thể nuôi cá cũng có thể bơm cạn hồ để đó thậm chí là lấp hồ vì chưa có giải pháp cho hệ lọc hồ koi đạt chuẩn.

Trải qua nhiều năm làm cảnh quan cũng như cải tạo hồ koi cho rất nhiều khách hàng thì nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trên là:

Hồ koi không có lọc: Đây là thực trạng của hầu hết những chủ nhà mua biệt thự có sẵn hồ koi nhưng lại không có lọc cho hồ. Hoặc chủ nhà không biết cần phải làm lọc cho hồ cá koi. Cũng có trường hợp các công ty phải có hồ nước chữa cháy cho nhà máy nên hồ không làm lọc.

Hồ koi có lọc nhưng hệ lọc chưa chuẩn: Trong đó cũng có trường hợp chủ nhà rất quan tâm đến việc làm lọc. Tuy nhiên, do chọn chưa đúng đối tác nên hệ lọc hoạt động không hiệu quả khiến cho hệ lọc hoạt động không hiệu quả, hồ cá koi vẫn gặp các rắc rối đã nêu trên mặc dù phải đầu tư rất nhiều tiền.

Vậy giải pháp cho thực trạng trên là gì? Chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ một vài nguyên nhân gây ra các vấn đề bạn không mong muốn như ở trên.

NGUYÊN NHÂN HỒ CÁ KOI BỊ ĐỤC NƯỚC VÀ CÓ NHIỀU TẢO

Chúng ta thử đặt một chậu thuỷ tinh chứa nước sạch ngoài trời, thì chỉ sau vài ngày nước sẽ đục, dưới đáy có các cặn bẩn, trên mặt nước nổi một lớp màng và bên trong thành chậu bám rêu xanh.

Và tất nhiên là bể cá koi ngoài trời của bạn sẽ bị như thế, vì bề mặt của hồ cá koi khá rộng, hứng nhiều bụi hơn trong không khí, chất thải của cá và dưới ánh mặt trời sẽ làm tảo phát triển nhanh hơn. Nếu không được sử lý đúng cách thì sẽ làm nước trong hồ cá vẩn đục, đó chính là nguyên nhân gây bệnh và làm chết đàn cá koi nhà bạn.

NGUYÊN NHÂN CÁ KOI CHẬM LỚN, MẤT MÀU VÀ BODY XẤU

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đàn cá koi của bạn tăng trưởng chậm và body xấu nhưng sau nhiều năm kinh nghiệm làm hồ và chăm sóc cho cá koi chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhâ chính như sau:

    1./Thức ăn không đúng chủng loại: Có loại thức ăn thúc đẩy tăng trưởng và cũng có loại thức ăn tăng màu. Tuỳ giai đoạn mà chúng ta sẽ lựa chọn loại thức ăn phù hợp. Tuy nhiên cũng có nhiều loại thức ăn giả trên thị trường làm cho cá bị chậm lớn, vỡ màu và làm hỏng body.

Có những khách hàng đã từng gọi điện và nói với chúng tôi rằng màu cá koi xấu là do chủng loại chứ không liên quan đến thức ăn. Không sai, màu sắc của cá koi có đẹp hay không phụ thuộc phần lớn vào giống cá koi đó có thuần chủng hay không. Tuy nhiên nếu bạn đang sở hữu một chú cá koi thuần chủng Nhật Bản mà không có nguồn thức ăn riêng cho chúng thì chắc chắn không giữ được màu sắc rực rỡ như lúc ban đầu.

 2./ Môi trường nước: Môi trường nước là một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển của đàn cá koi, nước phải đảm bảo luôn trong sạch và có dòng chảy đủ lớn để chú cá koi vận động giữ body đẹp.

 

MỘT GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO MỌI VẤN ĐỀ TRÊN LÀ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MỘT HỆ LỌC HỒ CÁ KOI ĐẠT CHUẨN.

Để thiết kế được một hệ lọc cho hồ cá koi đạt chuẩn bạn phải hiểu một vài khái niệm cơ bản sau để tránh nhầm lẫn:

Hệ lọc hồ koi (Hệ lọc nước sống): Nước chảy vào bộ lọc hồ koi là nước có chứa phân cá, thức ăn thừa, cặn bẩn và tảo…vì đây là nước nuôi cá.

Hệ lọc Bio, lọc hồ boi hay lọc nước uống: Nước chảy vào bộ lọc này không có phân cá hay thức ăn thừa của cá. Chính vì vậy không thể áp dụng hai Hệ lọc này cho nhau.

Vậy hệ lọc hồ cá koi như thế nào? Thế nào là một hệ lọc đạt chuẩn?

CẤU TẠO CỦA HỆ LỌC HỒ KOI ĐẠT CHUẨN

Để tránh tình trạng lựa chọn giải pháp không đúng gây thiệt hại cho bạn, trước khi liên hệ với chúng tôi để xây dựng một hệ lọc hồ koi bạn nên tìm hiểu hệ thống lọc nước hồ koi đúng chuẩn bao gồm những thiết bị gì.

Hệ thống đường ống bao gồm:

  • Ống hút đáy: Để gom phân và cặn bẩn từ hồ về hệ lọc.
  • Ống hút mặt: Gom váng và tạp chất trên bề mặt.
  • Ống xả cặn: Xả chất bẩn trong bể lắng.
  • Ống thổi luồng: Đẩy nước sạch vừa lọc vào hồ và tạo dòng chảy.
  • Ống thoát tràn: Loại bỏ lượng nước thừa khi mực nước quá mức cho phép.

Hệ lọc chuẩn có từ 4 đến 5 khoang (tuỳ theo diện tích làm lọc) bao gồm:

  • Chu trình lắng
  • Chu trình khử tảo
  • Chu trình cấy vi sinh
  • Chu trình đẩy nước sạch về hồ koi.

Lưu ý: Trên đây là bản vẽ mô phỏng kỹ thuật cho hệ thống lọc nước hồ koi. Tuỳ theo kích thước và không gian hồ chúng tôi sẽ tư vấn thiết kế hệ thống lọc phù hợp nhất. Ngoài ra để hệ thống lọc vận hành một cách tối ưu nhất cho mỗi hệ lọc hồ koi thì còn rất nhiều kỹ thuật khác mà chúng tôi không tiện nói ở đây, vì nó khá phức tạp và dài dòng.

Như vậy, để hệ lọc đạt chuẩn bạn cần nắm được: Lượng nước, độ sâu của hồ, chất lượng nước trong hồ. Trong đó chất lượng nước phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Đơn vị thiết kế và thi coong hệ lọc phải am hiểu một cách chi tiết nhất kỹ thuật làm hồ koi.
  • Các thiết bị, máy móc và phụ kiện phải đầy đủ và phù hợp với hồ nhà bạn.
  • Hình thức lọc sẽ quyết định diện tích, thể tích ngăn lọc, số lượng và công suất của máy móc, thiết bị.
  • Không gian cho phép của hồ cá koi nhà bạn.
  • Kinh phí đầu tưu cho hệ lọc hồ koi.

Ngoài ra, còn một số loại hồ đặc biệt cần các giải pháp riêng. Chẳng hạn như hồ tầng…

TÁC DỤNG CỦA HỆ LỌC HỒ KOI ĐẠT CHUẨN

Hệ lọc hồ koi đạt chuẩn có tác dụng lọc nước toàn bộ hồ cá của chúng ta và không làm ảnh hưởng tới cá koi như cách lọc nước thông thường.

  • Lọc sạch được toàn bộ phân, thức ăn thừa và các tạp chất trong hồ.
  • Tạo dòng chảy vừa đủ kích thích cá koi bơi lội giúp cá tăng trưởng nhanh, giữ body đẹp.
  • Giúp loại bỏ vi sinh vật có hại và atro bên trong hồ.
  • Cải thiện đáng kể môi trường nước, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức chăm sóc hồ đồng thời giữ độ PH ổn định.